Ngày đầu mới thành lập huyện, cán bộ ngành văn hóa thông tin, chỉ có năm người, được chia ra từ Phòng VHTT huyện Giá Rai. Hành trang mang theo với anh em là bầu nhiệt huyết, sự quyết tâm đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao, để theo kịp với bạn bè huyện, thị.
Bở ngỡ với nơi làm việc mới, nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về chuyên môn, về nhân sự, điều kiện, phương tiện hoạt động hẩn hụt, mọi hoạt động phải bắt tay gầy dựng từ ban đầu. Nhưng với sự quan tâm, khích lệ của lãnh đạo Huyện, sự giúp đỡ của ngành dọc cấp trên, sự đồng tâm hiệp lực, hỗ trợ của các ngành, đơn vị trên địa bàn. Anh em cán bộ trong ngành đoàn kết, hoạt động không mệt mõi, mục tiêu chính là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, và tham mưu công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa; nâng cao nhận thức thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Xây dựng phong trào
Ngoài nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao nói chung, thì phong trào hoạt động văn hóa, văn học - nghệ thuật được ngành đặc biệt quan tâm. Từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Phòng Văn hóa Thông tin đã bắt tay làm một cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, sau đó rà soát, tìm hiểu, mời gọi, hướng dẫn, động viên quần chúng tham gia, lấy phương châm “chiêu hiền, đãi sĩ” để thu hút, quy tụ người giỏi, người hay có năng khiếu và đam mê hoạt động lĩnh vực văn hóa, văn học – nghệ thuật, chỉ sau một tháng đã thu hút trên 80 cộng tác viên đăng ký tham gia, rồi được UBND huyện ra quyết định thành lập các câu lạc bộ như: câu lạc bộ Đờn ca tài tử, câu lạc bộ Nhiếp ảnh, câu lạc bộ Thơ nhạc và Đội thông tin - văn nghệ, đây là lực lượng nồng cốt góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương và đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn. Sau đó ngành xin chủ trương và được lãnh đạo huyện chấp thuận cho tiến hành tổ chức các các hội thi, hội diễn… mang tính truyền thống hàng năm, cứ “đến hẹn lại lên”, mọi người từ các nơi trong huyện về dự hội thi “Giọng hát hay”, dự thi “Ảnh thời sự nghệ thuật”, “Liên hoan đờn ca tài tử” hay như tổ chức “Lễ hội Nghinh Ông” …từ đó hoạt động văn hóa Đông Hải tạo nên bức tranh sinh động, hào hứng trong đời sống tinh thần của cán bộ và nhân dân, thu hút cả nhiều văn nghệ sĩ trong, ngoài huyện tham dự.
Chấm ảnh nghệ thuật Đông Hải năm 2016. Ảnh: Minh Hoàng.
Phong trào chắp cánh bay cao
Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển đến địa bàn xóm, ấp, nhiều địa phương xây dựng câu lạc bộ đờn ca tài tử, đội văn nghệ, nhiều xã tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ.
Buổi sinh hoạt đờn ca tài tử tại xã Long Điền Đông. Ảnh: Hoàng Nam.
Phong trào văn hóa, văn học – nghệ thuật đã có nền tảng vững vàng, huyện tiến hành thành lập Chi hội Văn học – Nghệ thuật, lúc đầu Chi hội chỉ có 13 hội viên, đến nay phát triển được 29 hội viên. Nhằm để anh em có điều kiện nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn, Chi hội thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỷ năng sáng tác, biểu diễn cho hội viên, mở Trại sáng tác, đi thực tế sáng tác trong và ngoài tỉnh; phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc và bài vọng cổ, phục vụ biểu diễn các sự kiện địa phương …qua đó trình độ sáng tác, biểu diễn, chất lượng tác phẩm được nâng lên rỏ nét.
Chi Hội VHNT huyện dự Đại hội Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh. Ảnh: Minh Hoàng.
Qua sự phấn đấu lao động miệt mài trong hoạt động văn học – nghệ thuật, đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ, nhiều hội viên đã mang thành tích về cho địa phương, tiêu biểu như: Minh Hoàng đoạt Huy chương vàng giải “Ảnh nghệ thuật” Đồng bằng sông Cửu Long; Minh Hoàng và Hoàng Nam qua các năm đoạt nhiều giải nhất Ảnh nghệ thuật tỉnh, nhiều ảnh được chọn triển lãm cấp tỉnh, khu vực, Quốc gia và Quốc tế; ở lĩnh vực sân khấu có Võ Trường Giang (Sáu Đèo) đoạt giải khuyến khích sáng tác bài ca vọng cổ, chủ đề thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức năm 2015 (Bạc Liêu chỉ có một tác giả đạt giải), Võ Trường Giang, Nam Hồng đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng việc học tập và làm theo tấm gương HCM, do tỉnh tổ chức năm 2014, hay Nam Hồng và Minh Tố đoạt giải khuyến khích, sáng tác bài ca vọng cổ do huyện Đông Hải tổ chức mở rộng các tỉnh miền Tây năm 2013.
Đại hội Chi Hội VHNT huyện lần thứ II, năm 2015-2020. Ảnh: Quốc Quý.
Còn ở lĩnh vực biểu diễn cũng tiếp bước thăng hoa với nghệ nhân Ngọc Sang và Văn Tư đoạt giải xuất sắc tiết mục hòa tấu liên hoan đờn ca tài tử 3 tỉnh (Bạc Liêu – Cà Mau – Sóc Trăng), hay Hoàng Hạnh đoạt giải nhì “Giọng ca cải lương” giải Cao Văn Lầu, Ngọc Trinh, đoạt giải “Ca tài tử hay nhất” giải Cao Văn Lầu.
Nhiều hội viên đã khẳng định được bản lĩnh trình độ, có nhiều thành tích xuất sắc, được vinh danh, tiêu biểu như: anh Ba Tố, anh Ngọc Sang được phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân ưu tú”, anh Minh Hoàng được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh” và anh Hoàng Nam cũng đang phấn đấu đạt danh hiệu này. Từ những kết quả trên, phong trào văn nghệ quần chúng ở địa phương luôn không ngừng phát triển, nhân rộng, lan tỏa, kích thích có nhiều người tham gia, có nhiều tài năng trẻ.
Đến nay có thể nói tác phẩm văn học – nghệ thuật, sáng tác về quê hương Đông Hải có trên 20 ca khúc, 80 bài vọng cổ, bài bản đờn ca tài tử và nhiều tác phẩm thơ, ảnh nghệ thuật. Ngoài ra lãnh đạo huyện còn quan tâm cấp kinh phí đầu tư cho sản xuất 01 đĩa nhạc DVD, in 05 ấn phẩm văn học – nghệ thuật (Tập ảnh thời sự - nghệ thuật, Tập thơ, ca khúc và cổ nhạc), trong đó có một hội viên đã tự đầu tư, in riêng một Tập thơ (tập thơ Sông Dài). Đây là tài sản tinh thần của Đông Hải, qua các tác phẩm văn học – nghệ thuật nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp của quê hương xứ biển, vùng đất mới còn nhiều nét nguyên sơ, tài nguyên phong phú đa dạng, hình ảnh đất và người Đông Hải trên con đường xây dựng phát triển, mời gọi đầu tư, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của nhân dân.
Trại sáng tác VHNT huyện. Ảnh: Minh Hoàng.
Hoạt động văn hóa, văn học – nghệ thuật có nhiều kỷ niệm vui, buồn, khó khăn, vất vã, có những thời điểm như ngạt thở, còn ghi sâu trong ký ức của anh em, như cảm xúc mừng vui khi nhận một giải thưởng lớn hay tổ chức thành công một chương trình, một sự kiện…những phút, giây hồi hộp khi chuẩn bị khai mạc … thì trời chuyển mưa, một tình huống, một trúc trắc xảy ra ngoài dự kiến… những khó khăn, mệt mõi nhưng vẫn không làm lung lay tinh thần của của anh em.
Phong trào văn hóa, văn học - nghệ thuật Đông Hải trong thời gian qua được xây đắp, phát triển với nhiều giai điệu ngọt ngào, có nhiều nốt thăng, tạo sự rung động truyền cảm và sự đón nhận mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đây là động lực, niềm vui phấn khởi để anh em trong ngành, các cộng tác viên luôn gắn bó, yêu nghề sâu đậm hơn.
Nhạc sĩ Phạm Hoàng Tươi. Ảnh: Minh Hoàng.
Trên bờ Kè chắn sóng cửa biển Gành Hào, gió chiều man mát, những chiếc tàu xa rộn rịp về bến cảng, mang niềm vui mới, đưa niềm tin khát vọng phát triển vươn lên đến mọi nhà cùng với hoạt động văn hóa, nghệ thuật Đông Hải luôn mãi là một vườn hoa tươi thắm khoe sắc giữa mùa xuân.